Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Theo đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình đã có quy định cụ thể về chủ thể có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn tại Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014. Cụ thể như sau: “1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. 2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.”
Tuy nhiên, dựa trên những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia định. Trong đó có nguyên tắc: “Nhà nước, xã hội và gia đình có trách nhiệm bảo vệ, hỗ trợ trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật thực hiện các quyền về hôn nhân và gia đình; giúp đỡ các bà mẹ thực hiện tốt chức năng cao quý của người mẹ; thực hiện kế hoạch hóa gia đình.”. Mà quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng bị hạn chế trong một số trường hợp nhất định. Đó là: “Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”
Như vậy, quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của người chồng không phải được thực hiện bất cứ lúc nào mà bị giới hạn trong một số trường hợp nhất định. Chỉ khi nào những trường hợp đó không cồn tồn tại nữa thì người quyền yêu cầu này mới được thực hiện.