Thứ Bảy, Tháng Tư 26, 2025
HomeVăn bản pháp luậtÁn lệ được áp dụng như thế nào trong họat động xét...

Án lệ được áp dụng như thế nào trong họat động xét xử

Áp dụng án lệ trong xét xử Gia Khánh Theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam, trong trường hợp không có văn bản quy phạm pháp luật, không có tập quán và không thểáp dụng tương tựpháp luật thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng. Cụ thể,Điều 6 Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “1. Trường hợp phát sinh quan hệ thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự mà  các  bên không có thỏa thuận, pháp luật không có quy định và không có tập quán được áp dụng thì áp dụng quy định của pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự tương tự. 2. Trường hợp không thể áp dụng tương tự pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều này thì áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự quy định tại Điều 3 của Bộ luật này, án lệ, lẽ công bằng”. Điều 1 Nghị quyết số 03/NQ-HĐTP ngày 28/10/2015 của  Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao (TANDTC) về quy trình lựa chọn, công bốvà áp dụng án lệ quy định: “Án lệ là những lập luận, phán quyết trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án về một  vụviệc  cụ thể được  Hội đồng  Thẩm  phán  TANDTC  lựa  chọn  và được Chánh án TANDTC công bố là án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử”.Như vậy, ởViệt Nam, án lệ được vận dụng để giải quyết vụ việc dân  sự khi không có văn bản  pháp  luật cũng như các loại  nguồn  khác điều chỉnh. Bên cạnh đó, án lệ ở Việt Nam không phải là toàn bộ bản án, quyết định của Toà án mà chỉ là“những lập luận, phán quyết trong bản án,  quyết định đã có  hiệu  lực pháp luật  của Tòa án”. Đó là những  nội dung trong bản án quyết định của Toà án chứa đựng những lập luận để giải thích  những  vấn đề,  sự kiện  pháp  lý,  chỉ ra  nguyên  tắc  hoặc  quy phạm pháp luật cần áp dụng hoặc thể hiện lẽ công bằng đối với những vấn đề chưa có điều luật quy định cụ thể. Thực tiễn cho thấy án lệ đã từng bước đi vào đời sống pháp lý của nước ta, phát huy hiệu quả và được đón nhận tích cực. Ngay sau khi án lệ được công bố, một số trường đại học chuyên ngành luật, hiệp hội luật sư đã tổ chức nhiều hội thảo, tọa đàm để nghiên cứu, phân tích, bình luận về các án lệ, xây dựng giáo trình giảng dạy về án lệ với sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, luật sư trong và ngoài nước. Nhìn chung, các ý kiến đều đánh giá cao về các án lệ được công bố, nội dung án lệ đã góp phần khắc phục một số khiếm khuyết của pháp luật, tạo tính ổn định, minh bạch trong các phán quyết của Tòa án. Về phía Tòa án, các Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đã chủ động nghiên cứu để viện dẫn, áp dụng án lệ khi giải quyết các vụ việc tương tự.

Bài viết liên quan

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here

Phổ biến nhất

Bình luận gần đây

All in one